Ngộ độc methanol là gì? Các công bố khoa học về Ngộ độc methanol

Ngộ độc methanol xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với methanol, một loại cồn công nghiệp phổ biến trong sản phẩm như chất tẩy rửa và nhiên liệu. Methanol chuyển hóa thành các chất độc hại như formaldehyde và acid formic, gây tổn thương nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Triệu chứng bao gồm đau đầu, mờ mắt, và trong trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Điều trị cần thực hiện nhanh chóng với các biện pháp như thẩm tách máu và sử dụng ethanol. Phòng ngừa bao gồm đọc kỹ hướng dẫn, tránh nhầm lẫn với ethanol và bảo quản an toàn.

Ngộ độc Methanol: Khái niệm và nguyên nhân

Ngộ độc methanol là tình trạng nguy hiểm xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với một lượng lớn methanol, một loại cồn công nghiệp thường được sử dụng trong các sản phẩm như chất tẩy rửa, dung môi và một số loại nhiên liệu. Methanol không chỉ gây hại khi hít phải hoặc qua da, mà còn đặc biệt nguy hiểm khi uống phải, thường do nhầm lẫn với ethanol - loại cồn sử dụng trong sản phẩm đồ uống.

Cơ chế gây ngộ độc methanol

Trong cơ thể, methanol được chuyển hóa qua gan bởi enzyme alcohol dehydrogenase thành formaldehyde và sau đó là acid formic. Cả hai chất này đều cực kỳ độc, gây ra tổn thương tế bào và rối loạn chức năng hệ thống cơ thể. Formaldehyde là một chất gây ung thư đã được chứng minh, trong khi acid formic có khả năng tác động tiêu cực tới hệ thần kinh và thị giác.

Triệu chứng ngộ độc methanol

Các triệu chứng của ngộ độc methanol thường xuất hiện sau một vài giờ hoặc thậm chí vài ngày sau khi phơi nhiễm và bao gồm đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, và mờ mắt. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến mất ý thức, co giật, tổn thương thị giác vĩnh viễn, và tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Phương pháp điều trị ngộ độc methanol

Điều trị ngộ độc methanol cần được thực hiện nhanh chóng tại các cơ sở y tế để giảm thiểu tổn thương do các chất chuyển hóa độc hại gây ra. Cách điều trị phổ biến bao gồm:

  • Thẩm tách máu (hemodialysis) để loại bỏ methanol và các chất chuyển hóa khỏi máu.
  • Sử dụng ethanol hoặc fomepizole để ức chế enzyme alcohol dehydrogenase, ngăn chặn sự chuyển hóa của methanol thành các chất độc hại hơn.
  • Bổ sung bicarbonate để trung hòa acid formic trong máu và điều chỉnh tình trạng toan hóa máu.

Phòng tránh ngộ độc methanol

Để phòng tránh ngộ độc methanol, cần tuân theo các biện pháp an toàn khi sử dụng các sản phẩm chứa methanol như:

  • Luôn đọc kỹ nhãn mác và hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm cồn công nghiệp cho mục đích tiêu thụ dưới bất kỳ hình thức nào.
  • Bảo quản các sản phẩm chứa methanol ngoài tầm với của trẻ em và những người không có đủ kiến thức an toàn.

Kết luận

Ngộ độc methanol là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng đe dọa tính mạng nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được với sự hiểu biết và thực hành an toàn đúng cách. Nhận thức và giáo dục cộng đồng về nguy cơ của methanol cùng với các biện pháp phòng ngừa phù hợp có thể giảm thiểu rủi ro và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "ngộ độc methanol":

NGHIÊN CỨU TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU Ở BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC RƯỢU ETHANOL VÀ METHANOL
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 514 Số 2 - 2022
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm tăng áp lực thẩm thấu ở bệnh nhân ngộ độc rượu ethanol và methanol. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 121 bệnh nhân tăng áp lực thẩm thấu (ALTT) do ngộ độc rượu ethanol và methanol điều trị tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai từ 7/2019 đến 7/2020. Kết quả: Ngộ độc rượu ethanol và methanol gây tăng ALTT nhiều; 54,4% ngộ độc ethanol và 72,3% ngộ độc methanol tăng khoảng trống thẩm thấu (OG) mức độ nặng. Nồng độ ethanol và methanol máu cao hơn thì OG cũng cao hơn, p<0,05. Bệnh nhân ngộ độc methanol có OG lúc vào viện cao hơn (80,7± 40,53 và 48,5±29,36; p<0,05) và thời gian OG trở về bình thường dài hơn ethanol (23,5±8,69 và 11,2± 4,24; p<0,05). Khoảng trống thẩm thấu máu giảm nhanh và khoảng trống anion thì tăng lên sau vào viện. Ngộ độc methanol có mức độ ngộ độc nặng hơn, nhiều biến chứng hơn và tỉ lệ tử vong cao hơn ethanol (66,7% và 2,9%; p<0,05). Kết luận: đánh giá đặc điểm tăng ALTT ở bệnh nhân ngộ độc rượu ethanol và methanol là cần thiết giúp tiên lượng các biến chứng và xử trí sớm cho bệnh nhân.
#khoảng trống thẩm thấu #ethanol và methanol
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ DIỄN BIẾN TỔN THƯƠNG THẬN CẤP Ở BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC CẤP METHANOL
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 508 Số 2 - 2021
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, diễn biến tổn thương thận cấp ở bệnh nhân  ngộ độc cấp methanol. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả 93 bệnh nhân (BN) ngộ độc cấp methanol điều trị tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai từ 01/2017 đến 06/2021. Kết quả:  93,5% là BN nam, tuổi trung bình 48,39 ± 13,41. Có 41 (44,1%) BN tổn thương thận cấp (AKI): mức độ 1(61%), mức độ 2 (29,3%), mức độ 3 (9,7%). Ở nhóm AKI: APACHE II là 28,61±6,17 điểm, SOFA 9,51±3,47 điểm, Glasgow 5,8± 3,74, mạch nhanh 60,3%; sốc 75%, thiếu dịch 69,8%, thiểu niệu 72,5%, suy hô hấp 57,6%, tăng kali máu 73,7%, tiêu cơ vân 90,9%, toan chuyển hóa nặng 100%, lactat 9,72 ± 4,49, khoảng trống anion 43,34 ±7,87. Tổn thương thận nặng nhất là thời điểm vào viện, trung bình sau ngộ độc 34,29 ± 13,24 giờ, hồi phục sau điều trị 10,51±0,54 giờ. Tử vong ở nhóm AKI là 63,4% cao gấp 9,53 lần nhóm không AKI. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, diễn biến AKI ở BN ngộ độc cấp methanol.
#Tổn thương thận cấp #ngộ độc cấp methanol
NHẬN XÉT MỘT SỐ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN KHI ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỐC CẤP METHANOL BẰNG ETHANOL ĐƯỜNG UỐNG
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 499 Số 1-2 - 2021
Mục tiêu: Nhận xét một số tác dụng không mong muốn khi điều trị ngộ đốc cấp methanol bằng ethanol đường uống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên có 61 bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc cấp methanol điều trị tại Trung tâm chống độc (TTCĐ) Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10/2016 đến tháng 7/2018 có chỉ định điều trị bằng ethanol 20% theo phác đồ. Kết quả: Tuổi trung bình: 46,7 ± 15 tuổi, nam giới chiếm 93,4%. Ngộ độc đường uống là chủ yếu (98,4%), có 1 bệnh nhânngộ độc đường hô hấp (1,6%). Nồng độ methanol máu cao, trung vị 126 mg/dL. Các tác dụng không mong muốn khi sử dung ethanol đường uống là tình trạng ức chế thần kinh trung ương (18,2%),kích thích thần kinh trung ương (18,2%). Ngoài ra, trên hệ tiêu hóa, tình trạng buồn nôn (31,8%), nôn (10%), tăng transaminase (14,6) là biểu hiện hay gặp. Chỉ có 1 bệnh nhân có biểu hiện viêm dạ dày (1,6%), không có bệnh nhân nào bị xuất huyết tiêu hóa và viêm tụy cấp. Không gặp bệnh nhân nào có biến chứng viêm phổi sặc và hạ đường huyết, rối loạn điện giải. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy các tác dụng không mong muốn chính khi sử dụng Ethanol làm thuốc giải độc đặc hiệu cho bệnh nhân ngộ độc cấp methanol.
#methanol #ethanol đường uống #tác dụng không mong muốn
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG NGỘ ĐỘC CẤP METHANOL
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 500 Số 1 - 2021
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ngộ độc cấp methanol. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 107 bệnh nhân ngộ độc cấp methanol điều trị tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai từ 01/2016 đến 07/2019. Kết quả: Bệnh nhân nam (97,2%); tuổi trung bình là 47,6 ± 12,6; tỉ lệ tử vong cao (41,1%). Đặc điểm lâm sàng: đau đầu và nhìn mờ gặp nhiều nhất (94,4%), hôn mê sâu (63,6%), giãn đồng tử (61,7%), mất phản xạ ánh sáng (45,8%), suy hô hấp (79,4%), suy thận cấp (54,2%), tụt huyết áp (31,8%), co giật gặp ít nhất (6,5%). Nhóm BN tử vong gặp ở tỉ lệ cao hơn nhóm sống. Đặc điểm cận lâm sàng: toan chuyển hóa nặng, ALTT, KT ALTT, KT anion, CK, lactat, đường máu đều cao, các chỉ số của nhóm tử vong cao hơn nhóm sống (p<0,05-p<0,01). Nồng độ methanol máu cao 157,1±90,06 mg/dL, nhóm tử vong cao hơn nhóm sống, p<0,01). Tổn thương thần kinh trên CT/MRI sọ 63,4% (giảm tỷ trọng nhân bèo 42,3%, xuất huyết não nhân bèo 8,5%, tổn thương chất trắng dưới vỏ 8,5%, phù não 4,23%). Tổn thương mắt 62,9% (tổn thương thị thần kinh 37,2%; phù gai thị 21,4%; xuất huyết võng mạc 4,3%). Kết luận: Ngộ độc methanol có các đặc điểm và dấu hiệu nặng của nhiều cơ quan, tỉ lệ tử vong cao.
#ngộ độc cấp #methanol
HIỆU QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIẢI ĐỘC ETHANOL ĐƯỜNG UỐNG Ở BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC CẤP METHANOL
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 500 Số 1 - 2021
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị giải độc ethanol đường uống ở bệnh nhân ngộ độc cấp methanol. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên có 61 bệnh nhânđược chẩn đoán ngộ độc cấp methanol điều trị tại Trung tâm chống độc (TTCĐ) Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10/2016 đến tháng 7/2018 có chỉ định điều trị bằng ethanol 20% theo phác đồ. Kết quả: Tuổi trung bình: 46,7±15 (16-71) tuổi, nam giới chiếm 93,4%. Nồng độ methanol máu rất cao, trung vị là 126 (20 - 569,7) mg/dL. Áp dụng phác đồ, nồng độ ethanol máu tăng dần, phần lớn (37/61 bệnh nhân) đạt mục tiêu sau sau 3,4 ± 2,36 giờ(60,7%), có 16/61 BN không đạt nồng độ ethanol mục tiêu trong suốt quá trình dùng ethanol (26,2%), có 8/61BN có thời điểm quá liều ethanol (13,1%). Thời gian điều trị trung vị là 4 (1-12) ngày. 28 BN sống không có di chứng (45,9%), 13 BN có di chứng ( 21,3%) và 20 BN tử vong chiếm tỉ lệ 32,8%. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy cho thấy việc sử dụng phác đồ giải độc bằng ethanol đường uống có hiệu quả trong điều trị ngộ độc methanol.
#ngộ độc cấp methanol #ethanol đường uống
NGHIÊN CỨU YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC CẤP METHANOL
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 502 Số 2 - 2021
Mục tiêu: Đánh giá các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị liên quan đến tử vong ở bệnh nhân ngộ độc cấp methanol. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 107 bệnh nhân ngộ độc cấp methanol điều trị tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai từ 01/2016 đến 07/2019. Kết quả: Bệnh nhân chủ yếu là nam giới (97,2%); tuổi trung bình là 47,6 ± 12,6 năm và nhóm tuổi 40-59 gặp nhiều nhất (65,4%). Ngộ độc methanol thường nặng, tỉ lệ tử vong cao (41,1%). Một số yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân ngộ độc cấp methanol: đến viện muộn sau ngộ độc quá 24 giờ (OR 1,04; p<0,05); hôn mê sâu (OR 0,24; p<0,05); toan chuyển hóa nặng pH < 7,0 (OR 0,22; p<0,05; Suy thận cấp (OR 5,13; p<0,05); tăng glucose máu (OR 13,28; p<0,05); tụt huyết áp phải dùng thuốc vận mạch (OR 0,019; p<0,01). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa một số đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị với tử vong ở bệnh nhân ngộ độc cấp methanol.
#ngộ độc methanol #tử vong #yếu tố tiên lượng
NHẬN XÉT CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CẤP METHANOL TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 500 Số 1 - 2021
Việt Nam chưa có thuốc giải độc đặc hiệu fomepizol, điều trị ngộ độc methanol  vào các biện pháp chính là hồi sức, lọc máu ngoài cơ thể, dùng bicarbonat tích cực và ethanol đường uống. Mục tiêu: Nhận xét tỷ lệ, đặc điểm và kết quả của các biện pháp điều trị áp dụng cho bệnh nhân ngộ độc cấp methanol tại Trung tâm chống độc (TTCĐ). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 107 bệnh nhân ngộ độc cấp methanol điều trị tại TTCĐ bệnh viện Bạch Mai từ 01/2016 đến 07/2019. Kết quả: Các biện pháp điều trị ở ngộ độc cấp methanol: Thở máy 78,5%; dùng thuốc vận mạch 43,9%, tỉ lệ bệnh nhân phải thở máy và dùng thuốc vận mạch nhóm tử vong cao hơn nhóm sống (p<0,01). Dùng bicarbonat điều trị toan máu ở 99,1% số bệnh nhân, tỉ lệ bệnh nhân dùng bicarbonat >500mEq và lượng bicarbonat phải dùng của nhóm tử vong cao hơn nhóm sống (p<0,05); có 82,2% bệnh nhân được dùng ethanol 20% đường uống, lượng ethanol trung bình là 1093,8ml; 99,1% bệnh nhân cần phải lọc máu, trong đó 90,7% là lọc máu ngắt quãng HD và 8,4% lọc máu liên tục CVVH. Thời gian lọc máu HD trung bình 7,6 ± 3,34 giờ. Tỉ lệ tử vong cao (41,1%). Kết luận: Điều trị ngộ độc cấp methanol cần sự phối hợp của các biện pháp hồi sức tích cực, sử dụng thuốc kháng độc và lọc máu.
#ngộ độc cấp #methanol #điều trị
Các khoảng anion và osmol trong chẩn đoán ngộ độc methanol: nghiên cứu lâm sàng trên 28 bệnh nhân Dịch bởi AI
Intensive Care Medicine - Tập 30 - Trang 1842-1846 - 2004
Để đánh giá các khoảng anion và osmol như những công cụ chẩn đoán trong ngộ độc methanol. Nghiên cứu quan sát lâm sàng. Trong một vụ bùng phát methanol gần đây, các quyết định phân loại và điều trị ban đầu ở 28 bệnh nhân chủ yếu dựa trên giá trị của các khoảng osmol và anion khi nhập viện. Mức methanol và formate sau đó được so sánh với các khoảng này bằng phân tích hồi quy tuyến tính. Mối tương quan giữa các khoảng osmol và nồng độ methanol huyết thanh khi nhập viện là tuyến tính (y = 1.03x + 12.71, R2 = 0.94). Các khoảng anion có mối tương quan tốt với nồng độ formate huyết thanh (y = 1.12x + 13.82, R2 = 0.86). Cả hai khoảng đều cao ở 24 trong số 28 bệnh nhân khi nhập viện. Ba bệnh nhân có khoảng osmol nằm trong vùng tham chiếu (do nồng độ methanol huyết thanh thấp), nhưng có khoảng anion cao do sự tích tụ của formate. Một bệnh nhân có khả năng đã sử dụng ethanol đồng thời có khoảng osmol cao và khoảng anion bình thường. Các khoảng osmol và anion rất hữu ích trong chẩn đoán và phân loại bệnh nhân có tiếp xúc với methanol. Các yếu tố gây nhầm lẫn là nồng độ methanol huyết thanh thấp và việc sử dụng ethanol đồng thời.
#ngộ độc methanol #khoảng anion #khoảng osmol #chẩn đoán #nghiên cứu lâm sàng
Một trường hợp giết người hi hữu do ngộ độc methanol mãn tính Dịch bởi AI
Springer Science and Business Media LLC - Tập 30 - Trang 66-69 - 2011
Một trường hợp giết người hi hữu do ngộ độc methanol mãn tính được trình bày. Một người đàn ông 37 tuổi có bệnh kéo dài một tháng với các triệu chứng buồn nôn, nôn và khó thở từng lúc đã được đưa đến khoa cấp cứu với những cơn đau dạ dày nghiêm trọng, ra nhiều mồ hôi, nhịp tim nhanh, toan chuyển hóa và khó thở. Các xét nghiệm độc chất ngay lập tức cho thấy nồng độ methanol trong huyết thanh là 750 mg/l. Mặc dù đã được điều trị y tế phù hợp, bệnh nhân đã phát triển tình trạng suy đa tạng và qua đời. Cuộc điều tra cho thấy những chai nước thể thao mà nạn nhân thường uống do một thành viên trong gia đình chuẩn bị là nguồn gốc của methanol. Thành viên gia đình này đã bị kết án tội giết người. Việc sử dụng methanol làm tác nhân cho hành vi giết người là vô cùng hiếm.
#ngộ độc methanol #giết người #suy đa tạng #độc tính #trường hợp hi hữu
Ngộ độc Methanol do Sử Dụng Ngoài Da Dịch bởi AI
Fühner-Wieland's Sammlung von Vergiftungsfällen - Tập 15 - Trang 73-76 - 1954
Bài viết báo cáo về một trường hợp ngộ độc metanol sau khi thực hiện tác động lên cơ thể bằng methanol đốt và thảo luận về khả năng hấp thu qua da hoặc hít phải.
Tổng số: 12   
  • 1
  • 2